Lô gia và ban công là phần không gian ở bên ngoài có độ thông thoáng cao và tầm nhìn ra xa, thường được thiết kế làm nơi phơi đồ, khu vườn nhỏ để thư giãn… Do vậy nhiều người nhầm tưởng ban công và lô gia là một. Trong thiết kế kiến trúc, đây là những hạng mục khác nhau. Bài viết dưới đây của Kiến An Gia sẽ giúp bạn hiểu đúng về ban công và lô gia cũng như điểm khác nhau giữa hai khái niệm này.
Định nghĩa về ban công và lô gia
Ban công là gì?
Ban công tên Tiếng Anh là Palcony là phần mặt bằng được bố trí ở bên trên và nhô ra ngoài bức tường bao quanh của một tòa nhà. Tuy theo nhu cầu sử dụng và thiết kế nên ban công có thể có hoặc không có mái che.
Lô gia là gì?
Lô gia là cách đọc Việt hóa của từ loggia – một từ có nguồn gốc từ tiếng Ý. Lô gia trong từ điển Oxford tiếng anh được mô tả một hành lang hoặc một gian phòng với một hoặc nhiều mặt phẳng mở. Đặc biệt có một mặt tạo thành một phần của ngôi nhà và một mặt mở ra khu vườn. Hoặc cũng có thể hiểu lô gia là một phần không gian mở tạo ra mặt thoáng cho ngôi nhà.
Sự khác nhau của ban công và lô gia
Lô gia và ban công đều là khoảng không gian mở ở trong các ngôi nhà. Vì vậy, nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Để phân biệt và nhận biết được đâu là ban công, đâu là lô gia trong thiết kế nhà, bạn nên chú ý tới vị trí, đặc điểm thiết kế, quy định xây dựng và tầm nhìn.
- Vị trí: lô gia luôn nằm trong khuôn viên của căn hộ-ngôi nhà còn ban công thì nhô ra bên ngoài
- Thiết kế: ban công có thể có hoặc không có mái che, lô gia luôn có phần mái để che nắng che mưa
- Hướng nhìn: Ban công có thể nhìn được 3 hướng (bên trái, phía trước, bên phải), Lô gia chỉ nhì được 1 hướng (phía trước).
- Quy định xây dựng: lô gia thường xuất hiện ở các tòa nhà chung cư (từ tầng 6 trở lên thiết kế lô gia cao >=1,2m), ban công thường xuất hiện ở các tòa nhà thấp tầng (nhà phố, biệt thự...)
Độ vươn của ban công - ô văng
- Độ vươn của ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bên dưới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, cụ thể như sau:
Chiều rộng lộ giới L (m) | Độ vươn tối đa (m) |
L < 7 | 0 |
7 ≤ L < 12 | 0,9 |
12 ≤ L < 20 | 1,2 |
L ≥ 20 | 1,4 |
- Trên phần ban công vươn ra trên không gian lộ giới, không được phép che chắn tạo thành lô gia và xây dựng thành phòng. Các hình thức trang trí mặt tiền (bao gồm lam trang trí, ô kính, lan can, tay vịn, bản sàn ban công, v.v...) không vượt quá 50% diện tích bề mặt các tầng có ban công.
- Mặt dưới của ban công, ô văng phải cao hơn mặt vỉa hè hiện hữu ổn định tối thiểu 3,5m.
- Trên tuyến đường có lộ giới từ 20m trở lên nhưng vỉa hè không lớn hơn 3m, độ vươn ban công tối đa là 1,2m.
- Trường hợp đường (hoặc hẻm) có hệ thống đường dây điện đi nổi có quy định hành lang an toàn, việc cho phép xây dựng ô văng, ban công phải bảo đảm các quy định về hành lang an toàn đối với hệ thống đường dây điện
Quý vị có có thắc cần được giải đáp hãy xây dựng Kiến An Gia qua số hotline: 0975 441 839. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi lúc. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - THIẾT KẾ - KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG KIẾN AN GIA
Địa chỉ: 203/21 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM.
Mã số thuế: 0316336655
Điện thoại: 0975 441 839 - 0908 426 790
Website: kienangia.vn
Email: kienangia.cskh@gmail.com
Từ khóa:
- Lưu Ý Khi Mượn Tuổi Xây Nhà (09.09.2024)
- Quy định về thông báo khởi công xây dựng (23.08.2024)
- Xây nhà không phép bị phạt tiền bao nhiêu (23.08.2024)
- Tuổi Đẹp Xây Nhà Năm 2025? Xem Tuổi Làm Nhà 2025? (13.08.2024)
- Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Phong Thủy Nhà Ở (06.12.2023)
- MẪU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ (01.07.2023)
- Khoảng lùi xây dựng là gì? (28.02.2023)
- Kinh nghiệm giám sát thi công ép cọc nhà phố (12.02.2023)
- Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu hoàn thiện chất lượng (12.02.2023)
- Cách tính diện tích xây dựng bạn cần biết (11.02.2023)
- Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà phần thô chất lượng? (11.02.2023)
- Bí quyết giúp bạn sửa nhà tiết kiệm chi phí? (08.02.2023)
- Lễ cúng động thổ xây nhà, bài cúng và lễ vật cần chuẩn bị (10.02.2023)
- Những lưu ý khi tiến hành sửa chữa cải tạo nhà (08.02.2023)
- Quy định về số tầng được xin phép xây dựng hiện nay? (27.09.2022)
- Mẫu Hợp Đồng Sửa Chữa Nhà (23.08.2024)
- Lễ Cất Nóc Nhà, Đổ Mái Nhà Đầy Đủ (06.12.2023)
- Quy định về chiều cao công nhà phố (27.09.2022)
- Phong thủy là gì? Tầm quan trọng của phong thủy đối với thiết kế nhà ở? (08.02.2023)
- La Bàn Phong Thủy Và Cách Sử Dụng Để Xem Hướng (04.12.2023)
- Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ? (27.09.2022)
- Tuổi nào đẹp để xây nhà trong năm 2023? (08.02.2023)
- Hồ sơ xin cấp phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ có những gì? (27.09.2022)
- Xem Tuổi Đẹp Xây Nhà Năm 2024, Tuổi Nào Làm Nhà Đẹp? (20.11.2023)
- Nhà ở là gì? Phân loại nhà ở tại Việt Nam (27.09.2022)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Kiền(Càn) (23.01.2024)
- Mật độ xây dựng là gì? Cách xác định? (27.09.2022)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Khảm (24.01.2024)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Cấn (24.01.2024)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Chấn (24.01.2024)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Tốn (24.01.2024)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Khôn (24.01.2024)
- Phong Thủy Nhà Ở Cho Người Mạng Đoài (24.01.2024)
- Kim sinh thủy là gì? Tìm hiểu về ngũ hành Kim sinh Thủy (24.01.2024)
- Hỏa sinh thổ là gì? Tìm hiểu về ngũ hành Hỏa Sinh Thổ (24.01.2024)
- Thổ sinh Kim là gì? Tìm hiểu về ngũ hành Thổ sinh Kim. (24.01.2024)
- Thủy sinh Mộc là gì? Tìm hiểu về ngũ hành Thủy sinh Mộc (24.01.2024)