Banner

0975441839

1

Báo Giá thiết kế kiến trúc

Miễn phí Khi thi công

2

Báo Giá Xây Nhà Trọn Gói

Miễn phí GPXD, Thiết kế kiến trúc

3

Báo Giá thi công phần thô

Miễn phí GPXD, Thiết kế kiến trúc

4

Báo Giá sửa chữa nhà ở

Miễn phí Thiết kế kiến trúc

Kinh nghiệm giám sát thi công ép cọc nhà phố
Kinh nghiệm giám sát thi công ép cọc nhà phố
Nội dung

Kinh nghiệm giám sát thi công ép cọc nhà phố  

Hiện nay việc sử dụng cọc bê tông cốt thép cho móng nhà rất được ưu chuộng vì độ an toàn và khả năng chịu tải của cọc bê tông khá tốt. Mặc dù chi phí ép cọc không phải là thấp nhưng tại sao các đơn vị thiết kế - thi công nhà ở khuyên chủ nhà nên đầu tư chi phí để tiến hành ép cọc? 

Tại sao cần ép cọc cho móng nhà dân dụng? 

Việc sử dụng cọc ép hay không sẽ phụ thuộc vào địa chất tại nơi xây dựng, tải trọng công trình và các yếu tố liên quan đến những công trình liền kề. Để xác định được khi nào cần ép cọc bê tông, tải trọng - chiều dài ép bao nhiêu - số lượng cọc cần ép phải trải qua quá trình khảo sát, đo đạc địa chất và tính toán của kỹ sư kết cấu. 

Giúp móng chịu tải trọng tốt hơn

Tải trọng của một công trình truyền từ cao xuống thấp theo nguyên tắc: Sàn → Dầm → Cột → Móng. Phần móng sẽ chịu tải trọng nhiều nhất (giống như bàn chân con người). Để ngôi nhà đứng vững, không nghiêng đổ, không sụt lún thì móng nhà phải được cố định theo hai phương (phương đứng và phương ngang) sâu trong lòng đất.

Đối với những công trình nhà liền kề mặc dù địa chất tốt nhưng khi thi công phần móng sẽ ảnh hưởng đến nền móng những nhà kế bên, trường hợp móng nhà kế bên không được ép cọc thì rất dễ sảy ra tình trạng sụt lún - nghiêng nhà và việc thương thảo - tìm cách khắc phục rất là mệt mỏi, tốn kém chi phí, mất lòng đôi bên và có những trường hợp thưa kiện làm ngưng công trình. Vì vậy để tránh những rủi ro sau này thì chủ đầu tư nên tiến hành ép cọc.

Tại những vị trí đặt móng nằm trên mà có tầng địa chất yếu như đất ruộng, đất phù xa, đất san lấp, bùn sét... sẽ không đảm bảo để móng nhà đứng vững. Vì vậy cần ép cọc sâu xuống lòng đất để cọc chịu tại thay cho tầng đất mà móng đặt lên. Cọc chịu tải trọng dựa trên sức chống chịu của địa chất tại mũi cọc và ma sát của địa chất xung quanh thân cọc. Vậy sơ đồ truyền tải của công trình bây giờ sẽ là Sàn → Dầm → Cột → Móng → Cọc.

Cấu tạo móng cọc
Cấu tạo móng cọc

Giá thành hợp lý

Hiện nay trên thị trường giá thành của cọc ép bê tông cốt thép và cọc khoan nhồi như sau:

_ Giá thành cọc ép bê tông cốt thép

  • Cọc bê tông cốt thép 200×200 mác 200 giá 150.000 VNĐ/md
  • Cọc bê tông cốt thép 250×250 mác 250 giá 220.000 VNĐ/md
  • Cọc bê tông cốt thép 300×300 mác 250 giá 280.000 VNĐ/md

_ Giá thành khoan cọc nhồi

  • Khoan cọc nhồi đường kính D300mm giá 280.000VNĐ/md
  • Khoan cọc nhồi đường kính D400mm giá 380.000VNĐ/md
  • Khoan cọc nhồi đường kính D500mm giá 460.000VNĐ/md
  • Khoan cọc nhồi đường kính D600mm giá 620.000VNĐ/md

Đơn giá trên là tạm tính trong điều kiện thi công thuận lợi và khối lượng nhiều đã bao gồm : nhân công, vật liệu, vệ sinh bùn, BTCT mác 250 & 300, sắt Việt Nhật. Đơn giá chính thức còn phụ thuộc vào kết cấu thép trong cọc, khối lượng, vị trí thi công…

Thi công nhanh, có thể thi công trong hẻm nhỏ

Một công trình nhà phố có diện tích khoảng 60m2 thì thời gian thi công ép cọc từ 3 - 5 ngày (1 ngày vận chuyển thiết bị, 2 -4 ngày ép cọc)

Thi công được những ngôi nhà nằm trong hẻm nhỏ >1.5m(ép neo) và > 2.5m (ép tải). Có thể thi công trong mặt bằng nhỏ, chật hẹp (>35m2).

Thi công ép cọc neo nhà phố
Thi công ép cọc neo cho những mặt bằng hẻm nhỏ, chật hẹp.

Kinh nghiệm giám sát thi công ép cọc? 

Ép cọc là việc đầu tiên để tiến hành quá trình thi công nhà nên việc chuẩn bị là quan trọng để mở đầu cho chuỗi giai đoạn thi công về sau được thuận lợi và xuôn sẻ (đầu xuôi đuôi lọt).

Thông thường các đơn vị thi công sẽ hỗ trợ chủ đầu tư kiểm tra và giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và ép cọc vì các lý do chuyên môn hoặc chủ đầu tư không có thời gian. Nhưng quý vị cũng có thể tự mình kiểm tra và giám sát với những kinh nghiệm mà Kiến An Gia chia sẻ sau đây:

Chuẩn bị mặt bằng, định vị tim cọc

Mặt bằng thi công cần phải được dọn dẹp sạch sẽ, bằng phẳng, các công trình cũ phải đập bỏ và dọn sạch xà bần. Sử dụng máy trắc đạc định vị chính xác vị trí mảnh đất các điểm tọa độ góc trên giấy cấp phép (bản đồ quy hoạch) sau đó mới bắt đầu định vị tim cọc theo bản vẽ thiết kế.

Đối với những khu đất trống sẽ dùng cọc tre hoặc cọc gỗ nhỏ đóng xuống mặt đất, các vị trí tiếp giáp nhà liền kề có thể dùng sơn đánh dấu lên tường. Vị trí và khoảng cách giữa các cọc phải tuân thủ bản vẽ thiết kế.

Định vị tim cọc ép theo bản vẽ thiết kế
Định vị tim cọc theo bản vẽ thiết kế

Kiểm tra máy móc thiết bị

Hiện nay có 02 phương án ép cọc bê tông thường được sử dụng là thi công bằng máy neo và thi công bằng giàn máy tải. Hai phương án này đều sử dụng máy ép thủy lực (ép tĩnh) với động cơ điện 3 pha hoặc động cơ diezel hoạt động, kéo theo bơm dầu thủy lực quay. Bơm sẽ hút dầu thủy lực từ thùng dầu và đẩy dầu đến xi lanh thủy lực thông qua hệ thống van và đường ống. Áp lực dầu khiến xi lanh đẩy cần ra (hoặc thụt vào) qua đó tác dụng lực ép lên đầu cọc, hạ cọc xuống lòng đất.

Yêu cầu máy móc phải có tem kiểm định khô, sạch sẽ không bị ra dầu nhớt. Động cơ khỏe, nghe tiếng nổ rầm rầm.

Kiểm tra chất lượng cọc ép

Yếu tố đầu tiên cần tiến hành kiểm tra là chứng chỉ xuất xưởng của các loại cốt thép, xi măng; báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu thép; các loại cốt liệu như cát, đá, xi măng, nước,… chuẩn bị cho thi công đã đảm bảo yêu cầu chất lượng theo các tiêu chuẩn hiện hành hay chưa. Trong quá trình vận chuyển cọc đến công trình nếu có cọc bị gãy phải loại bỏ ngay.

Kiểm tra xem cốt thép đã cân xứng với tiết diện cọc hay không, đối với cọc bê tông cốt thép sử dụng thép Việt Nhật là tốt nhất. Đồng thời kiểm tra tiết diện của cọc có đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu. Các đầu cọc với trục phải vuông góc với nhau,mũi cọc chụm lại đều đặn. Toàn bộ cọc được đưa vào sử dụng không được có vết nứt rộng quá 0,2mm trên thân cọc. Độ sâu vết nứt không được sâu quá 10mm. Tổng diện tích cọc bị sứt lẹm, rỗ tổ ong không được vượt quá 5% tổng diện tích của về mặt cọc và phải trải đều không được tập trung tại một chỗ.

Cấu tạo cốt thép cọc
Cấu tạo cốt thép cọc

Tiến hành ép cọc

Để đảm bảo cọc chịu tải đúng với yêu cầu thiết kế và tiết kiệm chi phí ép cọc cần phải ép thử cọc. Chọn một tim cọc đã định vị trước để bắt đầu ép thử. Việc ép thử để tổ hợp cọc làm sao cho thỏa mãn lực ép thiết kế và tối ưu chiều dài của cọc.

Ví dụ: để ép đủ 70tấn/đầu cọc thì phải ép đủ 20m thì cần các tổ hợp cọc như 7m+7m+6m, 8m+8m+4m. Tùy theo điều kiện thực tế để chọn tổ hợp cọc, nếu đường vận chuyển nhỏ hẹp thì ưu tiên chọn tổ hợp cọc ngắn để dễ vận chuyển. 

Note: Chọn tổ hợp cọc dài và số lượng cọc nối ít để đảm bảo tối đa khả năng chịu tải. 

Yêu cầu đơn vị thi công cọc ép đủ tải theo thông số thiết kế (Pép)min ≤ (Pép)kt ≤ (Pép)max, đồng thời thỏa mãn vận tốc ép cọc không vượt quá 1cm/s trong phạm vi lớn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Với kích thước cọc 25x25cm thì lực ép (Pép) thông thường là 70 - 80tấn/đầu cọc đối với ép tải và 40-45tấn/đầu cọc đối với ép neo.

  • (Pép)min thông thường = 2 * [P] (Sức chịu tải tính toán của cọc); đây là lực ép tối thiểu trước khi dừng ép để đảm bảo sức chịu tải của cọc đạt được sức chịu tải thiết kế. 
  • (Pép)max là lực ép tối đa cho phép để đảm bảo không vỡ cọc trong quá trình thi công, đây chính là sức chịu tải theo vật liệu. Thông thường bằng (Pep)max = 2.5 * [P] (hoặc bằng 1.2 Rcu); người thiết kế phải thiết kế vật liệu cọc đảm bảo đạt được thông số này.
  • Đơn vị thi công có nghiệm vụ thi công theo hai thông số cơ bản trên theo TCVN 9394:2012 - Thi công và nghiệm thu móng cọc.

Kiểm tra chỉ số trên đồng hồ để đảm bảo đã ép đủ tải hay chưa. Dựa vào bảng quy đổi chỉ số đồng hồ mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra lực ép. Mỗi đồng hồ có thể có bảng chỉ số quy đổi lực ép là khác nhau.

kiểm tra lực ép cọc
kiểm tra lực ép cọc

Trong quá trình ép cọc sử dụng máy ép thủy lực phải nhấn ga từ từ để tránh trường hợp tăng ga đột xuất làm vỡ đầu cọc. Các vị trí cọc nối phải hàn 4 mặt hết sức cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo mối nối chắc chắn nhất. Nên chừa đỉnh cọc ép dương lên 50 – 60cm so với cao độ đáy móng, nhằm đảm bảo chiều dài của thép đủ ngàm vào đài cọc tiêu chuẩn.

ép cọc nhà phố
Phần cọc dư ra để ngàm vào đài móng

Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích đến cho bạn đọc và các chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm trong việc giám sát quá trình thi công ép cọc để xây dựng nhà ở hoặc các loại công trình khác trong tương lai.

Quý vị cần tư vấn về hồ sơ xin phép xây dựngthiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, thi công trọn góithi công phần thôsửa chữa - cải tạo nhà ởsửa nhà nâng tầng... hãy liên hệ đến xây dựng Kiến An Gia qua số điện thoại Hotline: 0975 441 839. Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm của chúng tôi sẵn sàng tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc từ quý khách. Xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - THIẾT KẾ - KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG KIẾN AN GIA

Địa chỉ: 203/21 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM.

Mã số thuế: 0316336655

Điện thoại: 0975 441 839 - 0908 426 790

Website: kienangia.vn

Email: kienangia.cskh@gmail.com

Từ khóa:  

Tin liên quan
Nội dung

Tính chi phí xây dựng

Chọn loại nhà:
Chọn hình thức xây nhà:
Chọn chiều dài (m2) ví dụ 2.5m2:
Chọn chiều rộng (m2) ví dụ 2.5m2:
Nhập số tầng:
Chọn loại móng:
Chọn loại mái:
Gọi điện Zalo Chỉ Đường